Mỗi khi có mưa lớn, trần nhà lại xuất hiện nhiều vết mốc, loang lổ, bong bóc sơn,….khiến không khí nồng nặc mùi ẩm mốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giảm tuổi thọ ngôi nhà của bạn. Vậy, phải làm gì để xử lý sự phiền toái này, hãy cùng trung tâm điện nước Bách Khoa  tìm ra cách giải quyết vấn đề chống thấm trần trong bài viết sau đây.

Một số nguyên nhân gây thấm dột trần

chống thấm trần nhà

Hiện tượng này chủ yếu xảy ra tại các công trình lâu năm, trần nhà đã xuống cấp, hình thành nên nhiều vết nứt khiến nước dễ dàng đi qua và gây nên hiện tượng thấm dột.

Cũng có thể do quá trình thi công không đúng kỹ thuật chống thấm khiến trần vẫn bị thấm nước dù ngôi nhà của bạn mới đưa vào sử dụng.

Vật liệu xây dựng kém chất lượng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trần nhà bị thấm khi xảy ra mưa lớn.  

Hiện tượng này cũng thường xảy ra ở các đường nối giữa hai công trình cũ và mới khiến lớp vữa xi măng không liền nhau tạo nên kẽ hở cho nước mưa tràn vào.

chống thấm trần nhà

Tại sao phải chống thấm trần

Trên thực tế, khi xây dựng chúng ta hay chú tâm vào thiết kế, vẻ đẹp của ngôi nhà mà không chú ý đến công tác chống thấm. Chỉ khi hiện tượng thấm dột xảy ra thì mới vội vàng đi tìm cách khắc phục. Vậy tại sao vấn đề này lại khiến nhiều gia đình lo lắng đến vậy?

Mất tính thẩm mĩ 

Nếu không khắc phục kịp thời thì các vết loang, ố vàng, lớp sơn bị bong tróc… tạo nên nhiều lỗ hổng. Chắc chắn, khi nhìn vào bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Gây xuống cấp chất lượng công trình

Dần dần các vết nứt sẽ mở rộng, không chỉ trần nhà bị thấm mà còn lan rộng ra tường và tất nhiên mảng vữa có thể rơi xuống gây nguy hiểm cho gia đình bạn. 

Tiềm ẩn mối nguy hại lớn

Vấn đề này rất nghiêm trọng, đe dọa tính mạng của gia đình bạn bất cứ lúc nào. Khi nước thấm vào tường, chắc chắn mạng lưới điện của ngôi nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nước và điện tiếp xúc với nhau tạo nên mối nguy lớn, hiện tượng chập điện gây cháy nổ là điều khó tránh khỏi. 

 

Môi trường không khí gây hại

Trần nhà bị thấm dột khiến không khí trong ngôi nhà của bạn trở nên ẩm ướt hơn. Một đợt mưa lớn, kéo dài sẽ tích tụ và gây mùi ẩm mốc trong không khí rất khó chịu. Các loại nấm, rêu cũng hình thành nhờ môi trường lí tưởng này, đối với người già và trẻ nhỏ khi tiếp xúc trực tiếp sẽ có biểu hiện: viêm xoang, ho, khó thở… hoặc gây kích ứng da, nấm da, mẩn đỏ ở người bình thường.

Các phương pháp chống thấm trần nhà

Chống thấm ngay từ đầu

Dùng sơn chống thấm và các chất chống thấm khi xây dựng công trình. Đây là biện pháp tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất mà bạn nên chú trọng. Nếu ngôi nhà của bạn sau khi hoàn thiện vẫn bị thấm dột thì hãy tham khảo những cách sau:

Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng

Khoét các đường nứt thấm nước thành rãnh nhỏ, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó, dùng keo chống thấm chuyên dụng bơm vào các vị trí đã khoét.

Tiếp theo lấy hóa chất chống thấm quét 2 lớp lên bề mặt vừa được bơm keo.

chống thấm trần nhà

Miếng dán chống thấm trần nhà

Xử lý trần nhà, vách tường bị thấm nước thật sạch; sử dụng con lăn sơn nhấn mạnh băng trám chống thấm dính lên khu vực cần chống thấm.

Dùng nhựa đường để chống thấm trần nhà 

Đun chảy nhựa đường và quét lên trần nhà; sau đó phủ một lớp vữa xi măng mỏng để đảm bảo chống thấm tuyệt đối.

 

Bạn cần những đơn vị chuyên dụng như trung tâm điện nước Bách Khoa hỗ trợ bởi việc xử lý và khắc phục thấm dột nước đòi hỏi người có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm mới có thể thi công đúng kỹ thuật, đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn bảo vệ ngôi nhà của mình . Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số 098 5012857 hoặc qua  website: https://suachuadiennuocbachkhoa.com/